Tại sao bạn không tìm thấy Burger King ở Australia?
Mình cũng rất bất ngờ trước câu hỏi này của người bạn đặt ra trong buổi thuyết trình. Uh nhỉ? Mình chẳng thấy chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này ở đâu qua những thành phố mà mình đã đi qua ở Australia. Vậy câu trả lời là gì? Mời các bạn đọc bài viết bên dưới.
Sự thật
Công ty Burger King đã có kế hoạch bành trướng chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của mình tại Australia từ năm 1971. Tuy nhiên, thời điểm này nhãn hiệu Burger King đã được đăng ký và thuộc sở hữu bởi một cửa hàng thức ăn nhanh tại Adelaide, phía nam nước Australia. Dù đã cố gắng mua lại nhưng vẫn không được. Do đó, người nhận nhượng quyền đầu tiên ở Australia đã chọn từ trong danh sách những cái tên được Burger King đưa ra là “Hungry Jack”. Ngày 18 tháng 4 năm 1971, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của Burger King đã được ra đời tại nước Australia với tên gọi “Hungry Jack’s” tại Innaloo Perth.[1]
1996-2001-cuộc chiến pháp lý[2]
Đây là khoảng thời gian cuộc chiến pháp lý giữa Burger King và Hungry Jack’s xảy ra. Năm 1991 Hungry Jack’s gia hạn thỏa thuận nhượng quyền với Burger King, cho phép Hungry Jack’s nhượng lại cho bên thứ ba. Tuy nhiên, một trong những điều khoản là Hungry Jack’s phải mở đủ số lượng cửa hàng hai bên đã đồng ý trong hợp đồng.
Tuy nhiên, năm 1996 ngay khi nhãn hiệu Burger King (thuộc sở hữu của cửa bán đồ ăn nhanh ở Adelaide đã sở hữu từ năm 1971) không còn được bảo hộ, công ty Burger King nhanh chóng đăng ký. Công ty Burger King cáo buộc Hungry Jack’s đã vi phạm hợp đồng do không mở đủ số lượng cửa hàng và do vậy muốn chấm dứt hợp đồng. Ngay sau đó, năm 1997 Burger King kết hợp với Shell Australia tự mở những cửa hàng mang thương hiệu của mình cạnh tranh Hungry Jack’s. Đáp trả, năm 2001 Hungry Jack’s bắt đầu cuộc chiến pháp lý với Burger King, và kết quả Hungrgy Jack’s đã chiến thắng và được đền bù 46.9 triệu đô la Australia.
2002 đến nay.
Sau khi Burger King thất bại trước Hungry Jack’s. Năm 2003, Burger King đã làm hòa với Hungry Jack’s và một quyết định khá bất ngờ rằng vẫn giữ nguyên thương hiệu Hungry Jack’s tại Australia.[3]
Bài học rút ra
Pháp luật nhãn hiệu mang tính chất lãnh thổ, tức nhãn hiệu được bảo hộ ở Mỹ không đồng nghĩa được bảo hộ ở Australia. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn có dự định mở rộng thị trường ra quốc tế, bạn cần phải đăng ký nhãn hiệu của mình ở nước mà mình có kế hoạch mở rộng.
Điều này sẽ hạn chế tối đã những rủi ro về chi phí phải bỏ ra cho việc gầy dựng thương hiệu ở nước khác, trong khi giá trị thương hiệu của mình đã được kết tinh tại nước sở tại (nước nhãn hiệu gốc đã hình thành).
Trân trọng,
Ngân Trần
Quý Công ty cần hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Ngân tại địa chỉ email: ngan.tran@maygusttrademarks.com.au hoặc liên hệ LinkedIn, Facebook.
Nếu có nhu cầu sử dụng bài viết, vui lòng phải ghi rõ thông tin tác giả và đặc biệt dẫn link về website này.
Comentarios