Thông thường, một công ty thường có (1) tên công ty (business name), (2) logo và (3) tên sản phẩm. Hoặc ít nhất là hai, (1) tên công ty và (2) logo. Câu hỏi khách hàng hay hỏi là “liệu có thể đăng ký gộp tên công ty và logo thành một hồ sơ để tiết kiệm chi phí có được không?”
Ok, nghe rất hợp lý và tiết kiệm. Tuy nhiên, đó không phải là lời khuyên đúng từ một người tư vấn nhãn hiệu có chuyên môn. Tại sao?
Mỗi loại nhãn hiệu sẽ có phạm vi bảo hộ khác nhau
Nhãn hiệu chữ (word mark)
Nếu là nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn hay còn còn gọi là chữ thông thường (standard character trademark). Ví dụ: MAYGUST hay NGÂN CUTE TRADEMARKS. Đây là loại nhãn hiệu có phạm vi bảo hộ rộng nhất, tức nếu nhãn hiệu này được bảo hộ, thông thường công ty có thể sử dụng nhãn hiệu chữ này với bất kỳ font chữ, màu sắc hay viết hoa/ viết thường gì cũng được. Miễn khách hàng vẫn nhận biết được dấu hiệu chữ mà công ty lựa chọn làm nhãn hiệu.
Nếu là nhãn hiệu chữ theo phông chữ cách tân (non-standard character trademark). Ví dụ:
Nguyên tắc chung, phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu này chỉ cố định theo phông chữ đã chọn. Tức phạm vị bảo hộ hẹp hơn so vơi nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn.
Nhãn hiệu hình (design/logo without word)
Phạm vi bảo hộ của loại nhãn hiệu này là cách thức thể hiện, sắp xếp bố cục các dấu hiệu hình cấu thành nhãn hiệu. Nếu công ty chọn nhãn hiệu màu đen trắng thì thông thường nhãn hiệu có thể sử dụng ở tất cả các màu.
Nhãn hiệu kết hợp cả chữ và hình (combined logo) Ví dụ nhãn hiệu kết hợp
Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu này là sự kết hợp của cả chữ và hình ảnh theo một cách thức thể hiện nhất định. Trường hợp nhãn hiệu này của công ty được bảo hộ thì công ty không thể tách chữ hay logo ra sử dụng riêng biệt. Ở Việt Nam khi cấp bằng thường có chữ “chỉ bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “…” (dấu … mô tả thành phần không bảo hộ riêng của nhãn hiệu). Tóm lại, nhãn hiệu kết hợp của công ty được bảo hộ, không đồng nghĩa với việc công ty là chủ sở hữu đối với từng yếu tố cấu thành nhãn hiệu. Và điều này dễ gây khó khăn nếu công ty có nhu cầu thay đổi nhãn hiệu hay cách thức thể hiện cho phù hợp với thị yếu của khách hàng.
Thực tiễn đăng ký Thông thường các công ty thực sự am hiểu về nhãn hiệu sẽ tiến hành đăng ký rất nhiều loại nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp. Pepsi là một ví dụ điển hình, cụ thể như sau: Lưu ý: thông tin được lấy từ website của IP Úc
Tương tự NIKE
Như vậy: Đăng ký nhãn hiệu kết hợp có thể tiết kiệm được chi phí ban đầu, nhưng không phải là giải pháp tối ưu trong dài hạn
Tuy nhiên, có thể cân nhắc đăng ký nhãn hiệu kết hợp khi:
Các yếu tố cấu thành nhãn hiệu chỉ mang tính mô tả, nên không thể được bảo hộ nếu đăng ký riêng lẻ.
Nhãn hiệu không thể được bảo hộ nếu đăng ký riêng vì đã có nhãn hiệu đối chứng
Love,
Ngân Trần
Bạn thích bài viết này? Ngân rất vui nếu được bạn tặng một bông hoa hướng dương để có thể duy trì trang Blog một cách bền vững.
©Ngân Trần. All rights reserved.
Comments