top of page
Writer's pictureNgan Tran

Những thông tin cần biết về Bảo hộ nhãn hiệu cho Mobile Apps

  1. Có thể đăng ký nhãn hiệu cho Mobile Apps?

  2. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu cho Mobile Apps?

  3. Nên đăng ký tên Mobile Apps hay Logo & App Icon?

  4. Nên chọn phân loại hàng hóa/dịch vụ nào cho Mobile App?

  5. Kết luận

Với hơn 3,2 tỉ người dùng điện thoại thông minh (có kết nối Internet), điều này dễ hiểu tại sao ngành công nghệ Mobile Apps cực kỳ phát triển như hiện nay. Những công ty cung cấp dịch vụ (một loại sản phẩm không thể sờ, nắm được) thì ấn tượng liên kết với khách hàng được thể hiện qua tên, logo, UI (giao diện người dùng), hay slogan mà khách hàng hay thấy ở các mobile app, website hay các không gian giao dịch trên mạng (market place), khác với bán những hàng hóa truyền thống cần có một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, đến một nơi, hoặc gặp một người để giao dịch.


Do đó, những doanh nghiệp công nghệ (sản phẩm của họ chính là các ấn dụng về công nghệ) thì ấn tượng đầu tiên về doanh nghiệp và sản phẩn đập vào mắt khách không chỉ là tên, mà hiện nay là cuộc đua với Mobile Apps.


Vậy làm thế nào để phân biệt được phần mềm (Mobile Apps) của công ty bạn với hàng ngàn không ty khác trong cùng lĩnh vực?


1. Có thể đăng ký nhãn hiệu cho Mobile Apps?


Nhãn hiệu là dấu hiệu (chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẻ, màu sắc, hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên) dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B. Trong platform phần mềm, cụ thể là Mobile Apps thì dấu hiệu này có thể như sau, mình lấy Mobile Apps Whatsapps làm ví dụ:

Như vậy Mobile Apps có thể đăng ký bảo hộ hộ dưới dạng là một nhãn hiệu nếu đáp ứng yêu cầu về tính phân biệt tự thân, và tính phân biệt với nhãn hiệu có trước. Ngoài ra, tùy vào đặc điểm của từng phần mềm cụ thể, bản quyền và sáng chế có thể được cân nhắc.

Bạn muốn hiểu thêm về tính phân biệt tự thân, và phân biệt với nhãn hiệu đối chứng có thể đọc tại đây.


2. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu cho Mobile Apps?


Năm 2021, với khoảng 1,96 triệu App trên Apple Store và khoảng 2,87 triệu trên Google Play Store thì việc đăng ký bảo hộ dấu hiện phân biệt Mobile Apps của mình sẽ là công cụ hiệu quả để:

  1. Khách hàng dễ nhận biết, tự tin,yên tâm download và sử dụng sản phẩm của quý công ty.

  2. Hạn chế những đối thủ dùng những dấu hiệu trùng hay tương tự có tính gây nhầm lẫn nhằm lợi dụng danh tiếng quý công ty.

  3. Nhanh chóng giải quyết các hành vi vi phạm nhãn hiệu trên các mobile app platforms như Apple App Store hay Google Play Store, nếu dấu hiệu phân biệt là Mobile App của bạn đã được bảo hộ thì chỉ cần cung cấp thông tin, các nhãn hiệu xâm phạm có thể nhanh chóng bị loại bỏ (remove).

3. Nên đăng ký tên Mobile Apps hay Logo & App Icon?


Có thể đăng ký nhãn hiệu dưới dạng: chữ (thông thường hay cách điệu), slogan, logo hay icon.


Kiểu chữ thông thường nếu được bảo hộ sẽ tạo nên một nhãn hiệu mạnh, tuy nhiên cần lưu ý rằng chữ này phải có tính “phân biệt cao” tức không là từ dùng để mô tả hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: chữ GAME cho dịch vụ sản xất GAME thì không được chấp nhận, do từ GAME chỉ mang tính mô tả dịch vụ và ai kinh doanh trong cùng lĩnh vực cũng cần sử dụng chữ này để mô tả dịch vụ. Nên không được bảo hộ độc quyền chữ mô tả như trên. Với những trường hợp như vậy, việc đăng ký nhãn hiệu theo dạng logo hoặc icon (có chữ hoặc không có chữ mô tả) có thể xem là một giải pháp để giúp nhãn hiệu của quý công ty có khả năng được bảo hộ cao hơn.


Đối với logo hay icon có thể chứa chữ hoặc không, thông thường thì logo và icon các Mobile Apps của các doanh nghiệp công nghệ được dùng trong rất nhiều ngữ cảnh/dịp/định hướng do đó tốt nhất nên chỉ đăng ký logo hoặc icon một mình, tách rời với các yếu tố chữ/slogan để tăng công năng của việc sử dụng cũng như thực thi quyền trên thực tế.

Để một logo/icon có khả năng được bảo cao, tương tự nhãn hiệu chữ , nó phải có tính phân biệt tự thân, tức thiết kế nổi bật và độc đáo, cũng như có khả năng phân biệt với các logo/icon đã đăng ký trước đó trong cùng lĩnh vực. 4. Nên chọn phân loại hàng hóa/dịch vụ nào cho Mobile App?

Khi đăng ký nhãn hiệu, lúc nào cũng cần xác định liệu hàng hóa/dịch vụ đang ở nhóm nào trong 45 nhóm phân loại của Nice để đăng ký. Thông thường, phần mềm nằm ở 2 nhóm chính

  1. Nhóm 9 đối với các hàng hóa là: mobile apps, downloadble software applications.

  2. Nhóm 42: đối với phần mềm là một dịch vụ (“SaaS”) hoặc platform là một dịch vụ vì chúng mang bản chất là cung cấp cho khách hàng tiếp cận một hệ thống thông tin hơn là cung cấp cụ thể một sản phẩm cho khách hàng lưu trữ về.

Do đó nếu dịch vụ của bạn sử dụng cho cả mobile apps và cả download được, thì nên đăng ký cả hai nhóm 9 và 42.


Lưu ý:

Hai nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhau đăng ký cùng nhóm vẫn được nếu bản chất hàng hóa/dịch vụ là khác nhau hoặc không liên quan với nhau. Ví dụ: phần mềm máy tính và thiết bị lặn dù cùng nhóm 9, nhưng bản chất hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, sẽ không được nếu là phần mềm máy tính cho thiết bị lặn, và thiết bị lặn, do hai loại hàng hóa này có mối liên hệ với nhau.


Hai nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhau đăng ký khác nhóm, nhưng nếu hàng hóa/dịch vụ tương tự có khả năng gây nhầm lẫn thì vẫn không được. Ví dụ: Mobile Apps nhóm 9 về phần mềm trong lĩnh vực ngân hàng, sẽ có thể không được chấp nhận nếu nhãn hiệu có trước đã đăng ký ở nhóm 36: về dịch vụ tài chính và ngân hàng.


5. Kết luận

  1. Nếu quý công ty có Mobile Apps và nó là một trong những dấu hiệu liên kết với khách hàng thì cần đăng ký dưới dạng là nhãn hiệu.

  2. Nên đăng ký logo/icon của Mobile Apps tách rời phần chữ thành một hồ sơ để tiện cho việc sử dụng và thực thi quyền sau này (đăng ký phần chữ riêng nếu đáp ứng yêu cầu bảo hộ).

  3. Nếu dịch vụ của bạn sử dụng cho website, Mobile Apps, và cả các ứng dụng download được, thì nên đăng ký cả hai nhóm 9 và 42.

  4. Còn thắc mắc thêm thì liên hệ với chuyên gia trong lĩnh vực để được tư vấn.

Trân trọng,



Quý Công ty cần hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Ngân tại địa chỉ email: ngan.tran@maygusttrademarks.com.au hoặc liên hệ LinkedIn, Facebook.

Nếu có nhu cầu sử dụng bài viết, vui lòng phải ghi rõ thông tin tác giả và đặc biệt dẫn link về website này.


Nguồn tham khảo viết bài:


5 views0 comments

Kommentare


bottom of page