top of page
Writer's pictureNgan Tran

3 yêu cầu cơ bản & chi tiết để trở thành Đại diện Nhãn hiệu (Trademark Attorney) ở Úc.



Hình kỷ niệm đến IP Úc

Có 3 yêu cầu chính (nhưng thực sự là 2, vì yêu cầu từ 3 chỉ mang tính thủ tục đơn giản thôi à) từ: Trans-Tasman IP Attorneys Board (đây là cơ quan sẽ cấp chứng chỉ hành nghề cho bạn).


Thứ nhất, về Qualifications:

+Ít nhất là Level 5 hoặc cao hơn. Ở Úc Level 5 tương ứng với Diploma (quá dễ so với người Việt mình nhiều bằng cấp bằng và cao hơn nè). Mình dùng bằng Master of IP Laws của QUT.


+ Hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương mà Hội đồng kiểm định đồng ý (điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những người đến từ nước khác như mình)


Thứ hai, về Knowledge requirements: đối với phần này, bạn cần hoàn thành 4 nhóm chủ đề (môn) mà Hội đồng yêu cầu:

  1. Overall requirement

  2. Legal process and and overwiew of intellectual property

  3. Professional conduct

  4. Intellectual property law

  5. Intellectual property systems

Đối với 4 tín chỉ này, bạn chỉ cần hoàn thành các Khóa học mà đã được chứng nhận bởi các trường mà hội đồng đã phê duyệt:

Ở Úc tại thời điểm mình học thì các trường như sau:

  1. University of Sydney

  2. University of Melbourne.

  3. Monash University

Các trường này thì khá nổi tiếng nên các bạn cứ vào website là tìm thấy thông tin và có thể đăng ký học.


Danh sách các trường thì thay đổi hàng năm, nên bạn nên vào trong website để kiểm tra chi tiết. Link website ở đây


Ngân mới xem lại thì hiện tại không thấy tên danh sách các trường, nên bạn nào muốn chắc chắn cần chủ động email liên hệ Hội đồng theo email đính kèm (Ngân đã từng hỏi và được trả lời rất nhiệt tình): mail.ttipab@ipaustralia.gov.au


May mắn trong khóa học Master of Laws in Intellectual Property của mình đã có 2 môn được chấp nhận. Do đó, Ngân chỉ cần học thêm 2 môn còn lại tại trường Melbourne University. Thời gian học 2 môn đó ở Mel Uni của mình cũng khá nhanh, chỉ khoảng 2 tháng là bạn hoàn thành xong và thi. Mình nhớ đóng khoảng 5k cho 2 môn này. Sinh viên quốc tế hay trong nước đều như nhau cả. Hai môn này nằm trong chương trình dạy Master of Intellectual Property Laws của Mel Uni.


Lưu ý: Đối với những ai nghĩ rằng dù mình không có đủ yêu cầu về bằng cấp nhưng dựa vào kinh nghiệm và những gì đã làm cũng có thể tương đương với yêu cầu về Knowledge Requirements thì vẫn có thể xin Exemption từ hội đồng, nhưng cần gửi trước 6 tuần khi có Meeting Board (Hội đồng họp). Trong link mình nêu, bạn cứ vào là có đầy đủ nội dung chi tiết.


Thứ ba, yêu cầu về đạo đức cá nhân (Personal requirements): cái này thì khá đơn giản, trong quá trình bạn nộp hồ sơ để được thẩm định, bạn cần xin giấy của một người cũng đã làm cùng, học cùng với bạn xác nhận bạn có đủ những phẩm chất tốt như trung thực, chưa phạm tội v.v. Nói chung cái này khá đơn giản, chỉ cần nhờ xác nhận và ký là xong.


Nói đơn giản sau khi đã làm xong, chứ lúc làm thì cũng lo lắng và sợ lắm. Ví dụ: bạn cần một người cùng ngành xác nhận về đạo đức của bản thân, Ngân tưởng phải ghi dài dòng là nhỏ Ngân này như thế này, nhỏ Ngân này như thế kia thông qua những sự kiện hay câu chuyện có thật, hóa ra thì chỉ cần ghi ngắn gọn 2, đến 3 dòng theo mẫu thôi. Nếu bạn nào đến bước này mà cần hỏi thông tin thì inbox mình.


Hy vọng bài viết của mình có thể cung cấp thông tin yêu cầu chi tiết để làm Trademark Attorney ở Úc.


Ngoài ra, cũng link website ở trên bạn cũng có thể đọc những thông tin cơ bản để trở thành một Patent Attorney ở Úc nếu muốn.

Trân trọng,

Ngân Trần


Quý Công ty cần hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Ngân tại địa chỉ email: ngan.tran@maygusttrademarks.com.au hoặc liên hệ LinkedIn, Facebook.

Nếu có nhu cầu sử dụng bài viết, vui lòng phải ghi rõ thông tin tác giả và đặc biệt dẫn link về website này.


1 view0 comments

Comments


bottom of page